Đặc điểm tình hình
Trị Quận là xã miền núi phía bắc của huyện Phù Ninh, cách trung tâm huyện 12km. Có địa giới hành chính:
– Phía Bắc giáp xã Phú Mỹ của huyện Phù Ninh.
– Phía Đông giáp xã giáp với dòng Sông Lô, bên kia sông là xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
– Phía Tây giáp với xã Bảo Thanh và xã Trung Giáp,của huyện Phù Ninh.
– Phía Nam giáp xã Hạ Giáp của của huyện Phù Ninh.
– Xã Trị Quận có tổng diện tích tự nhiên 1023,01 ha. Gồm có 10 khu dân cư. Có tổng số hộ là 1.230 hộ, với số khẩu là 5.241 nhân khẩu (theo số liệu tính đến tháng/8/2024).
Lịch sử hình thành
Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa danh và địa giới hành chính của xã đã nhiều lần thay đổi. Dưới thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Trị Quận thuộc đất của Bộ Văn Lang - Bộ trung tâm của nước Văn Lang.
Giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng lập ra các tỉnh với địa bàn nhỏ hơn trước để dễ bề cai trị, năm 1891 tỉnh hưng hóa được thành lập, huyện Phù Ninh cùng 2 huyện Sơn Vi và Thanh Ba của phủ Lâm thao tỉnh Sơn tây cắt sang tỉnh Hưng Hóa đổi thành Tỉnh Phú Thọ. Trị Quận thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Lúc này, xã Trị Quận có 5 làng thuộc hai tổng khác nhau: Phù Lão và Hạ Giáp.
Làng Ninh Viên (còn gọi là làng Vườn) làng Phú Thịnh (còn gọi là làng Cọn) thuộc xã Viên Quận tổng Phù Lão. làng An Lãng, Làng Ngoại, làng Thạch Trung thuộc xã Hạ Giáp và xã Thiềm Cung người dân ở đây sống bằng nghề chài lưới nằm sát bờ sông gần làng Thạch Trung cũng thuộc tổng Hạ Giáp.
Năm 1946 các làng Ninh Viên, Phú Thịnh (thuộc xã Trị Quận) An Lãng, Ngoại, Thạch Trung, Thiềm Cung, Quỳnh, Vĩnh, Nội ( thuộc xã Hạ Giáp) được hợp nhất lại thành xã lớn gọi là xã Dân Chủ.
Năm 1954 hòa bình được được lặp lại, trước yêu cầu nhiệm vụ mới xã Dân Chủ được tách làm 2 xã Dân Chủ và An Ninh. Xã Dân Chủ bao gồm 3 Thôn gồm Thôn Quỳnh, Vĩnh, Nội; xã An Ninh còn lại 5 thôn gồm thôn Ninh Viên, thôn Phú Thịnh, thôn An Lãng, thôn Ngoại, thôn Thạch Thiềm.
Tháng 8 năm 1964 Quốc hội khóa III nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quyết định sửa đổi tên một số xã của tỉnh Phú Thọ. Theo Quyết định huyện Phù Ninh đổi tên 12 xã trong đó xã An Ninh đổi tên Thành xã Trị Quận và tên này được giữ nguyên cho đến ngày nay.
Đầu năm 1968 Quốc hội khóa IV ra Quyết định sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, xã Trị Quận thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 5/7/1977 Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 178/CP về việc hợp nhất và thành lập một số huyện mới trong tỉnh. Theo quyết định này, hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao hợp nhất thành huyện Phong Châu, xã Trị Quận thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 01/01/1997 theo nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX tỉnh Vĩnh Phú được tách làm 2 tỉnh là tỉnh Vĩnh Phú Và tỉnh Phú Thọ, xã Trị Quận thuộc huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ, ngày 24/7/1999 Chính phủ ra Nghị định số 59 – NĐ/CP về việc tách huyện Phong Châu làm 2 huyện: Lâm Thao và Phù Ninh ngày 01/9/1999 huyện Phù Ninh được tái lập, xã Trị Quận thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tài nguyên - Môi trường - Phát triển
Theo thống kê năm 2024, xã Trị Quận có diện tích 1.023,01 ha trong đó đất nông nghiệp có 757,68ha, đất phi nông nghiệp là 262,68ha, trong đó đất ở là 38,74ha, còn lại là đất chưa sử dụng là 2,65ha.
Là vùng đất tiếp giáp giữa trung du và miền núi nên địa hình xã Trị Quận có địa hình khá phức tạp, ở phía bắc và tây bắc xã có nhiều quả đồi nối tiếp nhau như hình bát úp với độ cao trung bình từ 50 – 200m so với mặt nước biển, độ dốc tương đối lớn đất đai ở đây có màu đỏ và vàng xen lẫn sỏi nhỏ, độ dinh dưỡng thấp, chỉ thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như cây cọ, sơn, trẩu, chè, bạch đàn, keo, trám, và các loại tre, nứa, mai, vầu…. Xen kẽ giữa những quả đồi là những thửa ruộng bậc thang dùng để cấy lúa song phần lớn ruộng của xã Trị Quận là đồng trũng trước kia chỉ cấy được 1 vụ, độ Ph cao nên năng xuất đạt thấp chỉ từ 60-70kg/sào sau này dưới chế độ mới công tác thủy nông được trú trọng do đó số ruộng 2 vụ được tăng lên đồng thời năng xuất lúa cũng tăng lên dần có năm đạt 170 – 200kg/sào, dải đất ven trong sông lô và ngoài ngoài bãi tương đối bằng phẳng có nhiều phù sa màu mỡ đất tốt thuận lợi cho việc trồng lúa, ngô, khoai, đậu, lạc và các loại rau ngắn ngày như su hào, bắp cải, cà chua, hành, bí...
Mỏ đá xã Trị Quận nằm tại thôn Ninh Viên và nguồn tài nguyên cát sỏi ven bờ sông lô là nguồn tài nguyên dồi dào mỗi năm các công ty, xí nghiệp khai thác hàng vạn m3 đá, cát, sỏi cung cấp cho ngành xây dựng.
Tuy cách trung tâm huyện lỵ 12 km về phía Đông Bắc, không gần thị trấn và các khu dân cư đông đúc nhưng có lợi thế là tuyến đường chiến thắng sông lô đường (323D) chạy qua (khoảng 5 km) từ xã Hạ Giáp ngược lên đến xã Lệ Mỹ nên xã Trị Quận có thuận lợi về giao thông đường bộ. Do có đường giao thông thuận lợi nên ngoài làm ruộng là chính, nhân dân xã Trị Quận còn sớm phát triển một số nghề phụ như nghề mộc, nề, rèn, làm bánh, làm Mỳ gạo,... và buôn bán nhỏ, góp phần cải thiện đời sống.
Xã có khoảng 98% dân số theo Đạo Phật, 11 hộ với 35 người theo Công giáo. Công giáo được du nhập vào địa phương.